5 mối quan hệ cần có nếu muốn sự nghiệp thành công

Địa chỉ: 35/8 Đường 14, Khu Phố 6, Phường Bình Trưng Tây, Thành phố Thủ Đức
VietNamese English

Tư vấn và báo giá

0976565060
HÀNH TRÌNH TƯƠNG LAI VÌ MỘT NỀN QUẢN TRỊ TỐT HƠN 
Tin tức
5 mối quan hệ cần có nếu muốn sự nghiệp thành công

    5 mối quan hệ cần có nếu muốn sự nghiệp thành công

    Những mối quan hệ sau có thể tác động lớn đến sự thăng tiến, thậm chí là đưa bạn ra khỏi vùng an toàn để phát triển hơn.

    Ngạn ngữ cổ của Châu Phi có một câu: "Cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ". Câu này có nghĩa những người trẻ tuổi cần phải tương tác và xây dựng mối quan hệ với nhiều người khác nhau để trưởng thành toàn diện và phát triển. Điều này cũng có thể được áp dụng vào nơi làm việc.

    Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể thực hiện là xây dựng "một ngôi làng" cho riêng mình. Đây chính là các mối quan hệ sẽ có tác động đáng kể đến con đường thăng tiến của bạn. Các chuyên gia của Havard Business Review đã khuyến nghị 5 mối quan hệ sau.

    Người cố vấn

    Hãy xem người cố vấn à ngôi sao bắc đẩu giúp bạn đi đúng hướng. Ảnh: Pixabay

    •  
    •  
    •  
    •  

    Hãy xem người cố vấn à ngôi sao bắc đẩu giúp bạn đi đúng hướng. Ảnh: Pixabay

    Một số thành công nổi tiếng từng bày tỏ cảm kích với người cố vấn của họ. Như trường hợp Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cố vấn cho COO Facebook Sheryl Sandberg; nhà văn Maya Angelou đã cho Oprah Winfrey lời khuyên. Hay huyền thoại âm nhạc Ray Charles dìu dắt người có tài năng không kém – Quincy Jones.

    Người cố vấn có thể ở trong hoặc ngoài công ty, là người mà bạn có thể tìm để xin lời khuyên. Họ đáng tin cậy, khôn ngoan và quan trọng nhất là trung thực.

    Để tìm được một người cố vấn, hãy nghĩ đến người có con đường sự nghiệp mà bạn vô cùng ngưỡng mộ nhưng vẫn có khả năng tiếp xúc, người thực sự có thể trả lời email hoặc tin nhắn của bạn. Một người cố vấn tiềm năng phải thoải mái khi tạo dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với bạn bởi vì, họ thường không có thời gian và việc cố vấn cần nhiều công sức.

    Cần quan tâm việc tạo dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh bằng cách thể hiện năng lực, kinh nghiệm và thái độ tích cực để thu hút sự quan tâm của những người có quyền lực trong công ty. Những người cố vấn tiềm năng sẽ muốn tư vấn cho những người đang thực sự có lộ trình phát triển tiềm năng.

    Người ủng hộ

    Trong khi người cố vấn cho bạn lời khuyên và quan điểm, người ủng hộ sẽ luôn hỗ trợ bạn. Trong vài trường hợp, họ còn trực tiếp giới thiệu cho bạn các cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Họ có vị trí trong các cuộc thảo luận "kín" mà bạn không thể tham gia và có thể cùng với sếp ủng hộ bạn trước các thành viên khác trong ban lãnh đạo.

    Carla Harris, CEO của Morgan Stanley, nói rằng thực sự rất tốt khi có được một người cố vấn nhưng nếu không có thì bạn vẫn tồn tại được lâu dài trong sự nghiệp. Tuy nhiên, "Bạn sẽ không thăng tiến được trong bất kỳ công ty nào mà không có người ủng hộ", bà nói.

    Để tìm được người ủng hộ, bạn cần phải bắt đầu bằng cách cho mọi người trong công ty thấy được bạn là người đáng được ủng hộ. Điều này có nghĩa bạn phải giỏi trong công việc – và công việc của bạn phải đạt hiệu quả.

    Hãy nghĩ về những kỹ năng độc đáo, kiến thức về văn hóa, hoặc kinh nghiệm sống mà bạn có thể chia sẻ với công ty. Các người ủng hộ, cũng giống người cố vấn, đều có nhu cầu cao và khó tìm. Nhưng nếu bạn có năng lực nổi bật, có thể họ sẽ tự tìm đến bạn. Cho dù bằng cách nào, lần đầu tiên bạn gặp người ủng hộ, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi họ về con đường sự nghiệp, công việc, đam mê và mục tiêu. Sau đó, chia sẻ về bản thân bạn. Hãy cho thấy bạn muốn xây dựng nền tảng cho mối quan hệ ăn ý, tốt đẹp.

    Đối tác

    Quan hệ đối tác là mối quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Ảnh: Pixabay

    Quan hệ đối tác là mối quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Ảnh: Pixabay

    Quan hệ đối tác được thúc đẩy bởi sự tin tưởng, động lực chung nhằm đạt được thành công. Đối tác là đồng minh giúp bạn mở rộng quan điểm, là cộng tác viên cùng giải quyết các vấn đề và là người kết nối có thể giúp bạn tạo dựng thương hiệu bản thân và mở rộng quan hệ.

    Đối tác không phải lúc nào cũng là bạn thân mãi mãi trong công việc. Mối quan hệ này mang tính giao dịch nhiều hơn. Mỗi người đều có ý định rõ ràng để tự đề cao bản thân bằng cách đề cao lẫn nhau.

    Tìm kiếm đối tác tương tự như tìm người đồng sáng lập. Hãy tìm người có tính cách bổ sung cho bạn. Bạn cần người sẽ bù đắp khoảng trống trong phong cách làm việc của bản thân. Ví dụ, nếu bạn là người hướng nội, sợ nói trước đám đông, hãy tìm đối tác thích trình bày. Nếu bạn có tầm nhìn rộng lớn, đầy chiến lược và không thích quan tâm đến tiểu tiết, hãy tìm đối tác giỏi về phân tích và tác chiến.

    Khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ này là trở thành người ủng hộ công việc người khác. Chú ý xem ai đáp lại sự nhiệt tình của bạn. Họ có thể chính là những ứng viên sáng giá cho vị trí này.

    Đối thủ cạnh tranh

    Môi trường kinh doanh đầy rẫy đối thủ cạnh tranh: Steve Jobs với Bill Gates, Jeff Bezos với Elon Musk, Indra Nooyi với Irene Rosenfeld. Vài người trong các đối thủ cạnh tranh này lại đạt được những đột phá đáng kinh ngạc.

    Cạnh tranh có thể lành mạnh nếu như nó tập trung vào việc đạt được kết quả (đôi bên cùng có lợi) thay vì tranh giành tài nguyên (một mất một còn). Khi cạnh tranh đúng cách, nó có thể là động lực để trau dồi và cải thiện kỹ năng.

    Đối thủ cạnh tranh có thể là đồng minh hoặc thậm chí là đối tác. Hãy tưởng tượng bạn và đồng nghiệp đưa ra hai ý tưởng xuất sắc để thực hiện một dự án. Thay vì đâm đầu vào và cố gắng chọn cái nào tốt hơn, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào nếu như bạn hợp tác và nghĩ ra điều gì đó hiệu quả và có giá trị hơn nhiều?

    Hãy nhớ mối quan hệ cạnh tranh thường xảy ra một cách tự nhiên ở công ty. Theo lời phát biểu của Tiến sĩ Stephen Covey trong quyển sách kinh điển về kinh doanh "The 7 Habits of Highly Effective People", thái độ đôi bên cùng có lợi có 3 đặc điểm quan trọng: tính chính trực, sự trưởng thành và trí lực dồi dào.

    Hãy chọn đối thủ cạnh tranh sau khi xem xét qua các đặc điểm này. Khi xác định được đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong công ty, hãy sắp xếp gặp mặt trực tiếp. Lôi kéo họ làm việc cùng bạn, thay vì chống lại bạn. Chắc chắn việc bạn hoàn toàn ngưỡng mộ họ và xem họ như đồng nghiệp đáng gờm. Sau đó, chia sẻ về nguyện vọng của bạn, hỏi họ về mục tiêu và tìm hiểu xem có cách nào có thể giúp đỡ lẫn nhau để đạt được thành công hay không.

    Người cần bạn cố vấn

    Giáo sư Công Nghệ Richard Feynman, người đạt giải Nobel Vật lý từng nói rằng: "Nếu bạn muốn thành thạo điều gì đó, hãy đi dạy về nó".

    Hầu hết chúng ta từng là "giáo viên" ở thời điểm nào đó trong cuộc sống, như hướng dẫn bạn bè cách chơi bài, dạy con cái cách chạy xe đạp, hay giải thích cho người khác hiểu rõ hơn một khái niệm khó.

    Dù ở tình huống nào, việc đảm nhận vai trò giảng dạy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một chủ đề bằng cách chia nhỏ chủ đề đó thành từng bước đơn giản, hoặc bằng cách trình bày vấn đề phức tạp theo cách dễ hiểu hơn. Trong công việc, khi giúp đỡ một sinh viên thực tập hay hỗ trợ đồng nghiệp càng nhiều thì chính bạn càng học hỏi được nhiều.

    Trở thành người cố vấn cũng giúp trau dồi các kỹ năng mềm quan trọng mà mỗi lãnh đạo cần có: giao tiếp giỏi, sáng tạo và đồng cảm. Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm các nhà lãnh đạo có khả năng đưa ra định hướng rõ ràng, giải quyết được vấn đề đầy sáng tạo, và có trí tuệ xúc cảm. Khi làm cố vấn, bạn sẽ học được cách phát hiện điểm tốt nhất ở người khác, nhận ra sức mạnh của họ, đưa phản hồi và huấn luyện. Như vậy, bạn sẽ trở nên tốt hơn.

    Bạn có thể hỗ trợ cho thực tập sinh hoặc nhân viên mới cần giúp đỡ trong công ty. Bạn cũng có thể thực hiện điều này ở bên ngoài bằng cách cố vấn trong các tổ chức có cùng điểm chung như trường cũ hoặc một tổ chức phi lợi nhuận. Điều này có nghĩa, nếu hiệu quả, trở thành người cố vấn sẽ giúp bạn có nhiều tầm nhìn hơn và giúp xây dựng danh tiếng tốt.

    Đôi khi, việc hình thành những mối quan hệ này sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên và không cần nỗ lực. Nhưng có thể đạt được nhiều hơn nữa nếu bạn cởi mở và có chủ đích. Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội. Như nhà triết học La Mã Seneca từng nói: "May mắn chỉ đến với những ai có sự chuẩn bị kỹ càng".

    Phiên An (theo Havard Business Review)


    Copyright © 2023 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN D.A.N Designed by Sotagroup.vn